Hướng dẫn hạch toán nhập khẩu hàng hóa

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 27/04/2022 – Ngày cập nhật: 27/04/2022

Nguồn: Facebook, Bùi Vũ Thảo Linh

1. Cách xác định tỷ giá nhập kho

1.1  Nguyên tắc chung

Giá nhập kho = Giá mua + Chi phí nhập kho + Thuế, Phí, ….

  • Giá mua trong nước: Căn cứ Hóa đơn/hợp đồng xác định.
  • Giá mua nhập khẩu: Căn cứ hợp đồng, Invoice, tờ khai hải quan và hồ sơ thông quan (Quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá giao dịch).
  • Chi phí nhập kho: Chi phí thông quan, lưu kho, bốc dỡ… (Không bao gồm thuế GTGT được khấu trừ).
  • Thuế, phí: Thuế TTĐB, thuế nhập khẩu, phí hải quan…

1.2 Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế (TGGDTT)

TGGDTT khi mua bán ngoại tệ: Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa Doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.

Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:

  • TGGDTT khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi Doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn.
  • TGGDTT khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.
  • TGGDTT khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.
  • Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (Không qua các tài khoản phải trả), TGGDTT là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi Doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

2. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh

Nghiệp vụ 1

Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán ngay bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213, 217, 241,… (Tỷ giá mua vào ngày giao dịch)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 1112, 1122 (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 – Doanh thu HĐTC (Lãi tỷ giá hối đoái)

Nghiệp vụ 2

Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, 211,…

Có các TK 331, 341,… (Tỷ giá bán ra tại thời điểm thông quan/nhập hàng)

Nghiệp vụ 3

Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:

Hạch toán số tiền ứng trước cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 (Tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)

Nợ TK 635 (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 1112, 1122 (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 (Lãi tỷ giá hối đoái)

Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211,… (Tỷ giá bán ra thời điểm ứng trước * Số tiền ứng trước + Tỷ giá bán ra thời điểm nhập hàng * Số ngoại tệ còn nợ chưa thanh toán)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán

Nghiệp vụ 4

Các chi phí liên quan đến nhập khẩu hàng hóa (Chi phí thông quan, lưu kho, xếp dỡ, vận chuyển,…):

Nợ TK 156 (Thông tư 133/2016/TT-BTC)

Nợ TK 1562 (Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Nợ TK 1331

Có TK 331/1121/1111

Nghiệp vụ 5

Thuế Nhập khẩu phải nộp, ghi:

Nợ TK 156 (Thông tư 133/2016/TT-BTC)

Nợ TK 1562 (Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Có TK 3333

Nghiệp vụ 6

Mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng, ghi:

Nợ TK 1122 – Tỷ giá bán ra Ngân hàng trên hợp đồng mua ngoại tệ

Có TK 1121

Nghiệp vụ 7

Thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp, ghi:

Nợ TK 331 – Theo tỷ giá bán ra thời điểm thanh toán

Nợ TK 635 – Lỗ chênh lệch tỷ giá

Có TK 1122 – Tỷ giá ghi sổ

Có TK 515 – Lãi chênh lệch tỷ giá
 

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Để lại bình luận