1. Trang chủ
  2. Kế toán, thuế (2)
  3. Kinh nghiệm quyết toán thuế
  4. Xử lý biên bản kiểm tra thuế và sự khác nhau giữa ủy quyền và không ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Xử lý biên bản kiểm tra thuế và sự khác nhau giữa ủy quyền và không ủy quyền quyết toán thuế TNCN

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 25/03/2022 – Ngày cập nhật: 25/03/2022

Nguồn: Facebook, Bùi Thúy Hà

1. Cách hạch toán và xử lý các khoản truy thu, phạt thuế khi bị kiểm tra, thanh tra

Trường hợp 1: Giả sử trường hợp số liệu không trọng yếu – không phải hồi tố BCTC. Kế toán hạch toán các khoản truy thu và phạt thuế như sau:

Truy thu thuế TNDN:

Nợ TK 8211

Có TK 3334

(Lưu ý không hạch toán TK 811, hoặc giảm trừ trực tiếp trên TK 421, trong TM báo cáo TC bạn có thể tách thành một dòng riêng thể hiện đây là khoản thuế TNDN phát hiện thêm của kỳ trước).

Các khoản truy thu thuế GTGT, TNCN, các khoản thuế khác

Nợ TK 811

Có TK 333- chi tiết thuế liên quan

Các khoản phạt

Nợ TK 811

Có TK 3339

Về tính hợp lý hợp lệ của các khoản chi phí trên:

Truy thu thuế:

Theo quy định các khoản vi phạm hành chính về thuế mới là chi phí không hợp lý hợp lệ, TT 96 định nghĩa: “Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật”.

Do đó:

  • Các khoản truy thu thuế GTGT,THUẾ KHÁC, PHÍ: Vẫn được tính vào CP hợp lý nếu như các khoản truy thu đó không phải do yếu tố hóa đơn không hợp lệ, không thỏa mãn về hình thức thanh toán …
  • Truy thu thuế TNCN: Bản chất thuế TNCN là khoản người lao động phải nộp nên khoản truy thu thuế TNCN sẽ không được tính vào CP hợp lý ngoài trừ trong trường hợp hợp đồng lao động quy định khoản tiền trả cho người lao động là khoản sau khi đã trừ thuế TNCN (ngầm định chi phí thuế TNCN đơn vị sẽ hạch toán vào CP, không khấu trừ của người lao động).
  • Truy thu thuế TNDN: Khi bạn hạch toán TK 8211, CP này đã là chi phí sau thuế nên các bạn lưu ý không điều chỉnh tăng LN tính thuế nữa nhé. (tức không loại trừ, bản chất nó là sau thuế trên KQKD rồi).

Lưu ý

Thông thường khi cán bộ thuế về kiểm tra hết tất cả các loại thuế của bạn trong đó bao gồm cả thuế TNDN thì phần truy thu thuế GTGT, phí, TNCN mà thuế phát hiện trên sẽ được cộng vào chi phí (cột chi phí của thuế sẽ tăng so với của DN giá trị tương ứng).Có nghĩa là trong kết quả kiểm tra của thuế đã điều chỉnh tăng chi phí hợp lý cho bạn rồi nên khi các bạn hạch toán chi phí truy thu này vào năm hiện hành các bạn cũng phải loại phần chi phí truy thu đó ra khỏi chi phí tính thuế, vì nếu như các bạn không loại trừ thì đồng nghĩa với việc chi phí truy thu đó đã được cộng vào chi phí 2 lần (lần 1 là lần thuế đã cộng cho bạn, lần 2 là lần bạn hạch toán TK 811).

Ví dụ: Năm 2021 Cơ quan thuế kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN năm 2020 của bạn, truy thu 100 triệu tiền thuế GTGT của Công ty bạn. Thuế TNDN năm 2020 theo sổ sách của bạn trước thanh tra thuế là 10 tỷ. Chi phí không hợp lý thuế phát hiện thêm là 200 triệu. Nhưng vì cơ quan thuế tính khoản truy thu đó cho bạn vào chi phí tính thuế năm 2020 thêm 100 triệu nên tổng LNTT phải điều chỉnh tăng thêm là 200tr – 100 triệu = 100 triệu (tức chi phí chỉ bị thay đổi giảm có 100 triệu thôi so với số bạn đã tính). Thuế TNDN truy thu sẽ là (200 tr- 100 tr) * 20%.

Năm 2021  bạn hạch toán khoản truy thu thuế GTGT là nợ TK 811/Có 3331: 100 triệu. Như vậy mặc dù nó là chi phí hợp lý nhưng bạn cũng phải loại trừ nó ra khi xác định thuế TNDN cho năm 2021.

(Trong thực tế bạn nên xem lại biên bản làm việc của thuế xem họ đã cộng khoản chi phí truy thu đó vào chi phí tính thuế cho mình hay chưa? Nếu chưa thì thuyết phục họ cộng vào(đoàn kiểm tra thuế có làm một bảng so sánh chi phí trước và sau kiểm tra).

Phạt thuế: Các bạn loại trừ khi xác định chi phí tính thuế.

Trường hợp 2: Trường hợp số liệu truy thu trọng yếu, kế toán bắt buộc phải được hồi tố 

1. Phạt hành chính về thuế vẫn hạch toán vào TK 811 "Chi phí khác" năm hiện hành. Bút toán

  • Phạt hành chính về thuế vẫn hạch toán vào TK 811 năm hiện hành, Nợ TK 811/3339.

2. Các khoản truy thu, điều chỉnh hồi tố:

  • Chỉ tiêu “LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước” (cột đầu kỳ) trên Bảng CĐKT: giảm xuống.
  • Chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước” ở cột đầu kỳ tăng lên một lượng tương ứng.

3. Trường hợp cơ quan thuế loại trừ chi phí do chi phí ko có hóa đơn chứng từ hợp lý hợp lệ: chi phí kế toán vẫn ko thay đổi –> Không có bất cứ bút toán điều chỉnh hay điều chỉnh số dư nào.

4. Nếu biên bản ghi điều chỉnh tăng doanh thu do Công ty ghi nhận thiếu: Điều chỉnh số dư đầu kỳ chỉ tiêu "LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước" và điều chỉnh số dư khoản mục tương ứng (ví dụ tiền or công nợ…).

Lưu ý: Thông tư 200/2014-TT-BTC không có bất cứ bút toán hướng dẫn hạch toán TK 421 nào liên quan tới khoản truy thu, phạt thuế.

Trên thuyết minh báo cáo TC bạn cần thuyết minh rõ vấn đề hồi tố, trong đó nói rõ số dư đầu kỳ đã thay đổi vì lý do ….theo kết luận thanh tra thuế chẳng hạn.

Không dùng bút toán Nợ TK 421/Có TK liên quan trong các nghiệp vụ liên quan tới truy thu, phạt thuế (nếu dùng thì chỉ là trong trường hợp để xử lý kỹ thuật trên phần mềm (hạch toán 421 trong năm trước (không phải trong năm hiện hành), để làm số dư đúng) chứ thực tế nguyên tắc điều chỉnh hồi tố trong trường hợp này chỉ là để điều chỉnh số liệu so sánh, và xác định ảnh hưởng của nó tới số dư cuối kỳ).

Giả sử như số liệu truy thu không trọng yếu, kế toán vẫn được khuyến khích điều chỉnh hồi tố hơn là hạch toán chi phí năm hiện hành vì nếu như hạch toán vào năm hiện hành sẽ không phản ánh đúng bản chất chi phí trên KQKD năm hiện hành.

2. Một số điểm khác nhau cơ bản giữa có ủy quyền quyết toán và không có ủy quyền quyết toán liên quan tới thuế TNCN

1. Về điều kiện ủy quyền thì cần phải có thu nhập 1 nơi trong năm hoặc có thu nhập vãng lai nhưng bình quân từ dưới 10 triệu đồng một tháng và đã bị đơn vị chi trả thu nhập khấu trừ tại nguồn. Không ủy quyền thì không cần điều kiện.

2. Khi làm phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN, nếu ủy quyền thì tick, không ủy quyền thì không tick. Lưu ý, nếu làm ủy quyền thì phải có biên bản ký tá đầy đủ nhé anh chị em kế toán.

3. Nếu ủy quyền thì phần mềm HTKK sẽ tính lại số thuế theo cách tính cả năm, tức cá nhân sẽ được giảm trừ bản thân đủ 132 triệu tương ứng 12 tháng. Như vậy nhiều trường hợp vì trong năm tính theo tháng thì phải nộp nhưng khi tính cả năm có thể không phải nộp. Trường hợp này sẽ được xử lý hoàn thuế thông qua công ty. Còn nếu không ủy quyền tức là không tick vào ủy quyền thì phần mềm sẽ không tính lại số liệu ở cột số 22 tới 24. Đồng nghĩa không được hoàn thuế qua công ty.

4. Nếu ủy quyền quyết toán thì bạn sẽ đỡ mất thời gian còn nếu không ủy quyền quyết toán bạn sẽ tốn thời gian cho thủ tục tự đi quyết toán (nếu phát sinh thêm số thuế phải nộp hoặc có nhu cầu hoàn thuế nếu số thuế tính lại nhỏ hơn số thuế đã bị khấu trừ).

5. Khi bạn tự đi quyết toán thì bạn cần yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng từ khấu trừ thuế nếu có, còn ủy quyền cho doanh nghiệp thì không cần phải có chứng từ khấu trừ thuế.
 

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Để lại bình luận