Chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 14/02/2022 – Ngày cập nhật: 19/02/2022

Bùi Thúy Hà, facebook.

1. Khái niệm

Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá đã niêm yết mà Doanh nghiệp (DN) giảm trừ cho khách hàng khi mua hàng hóa, dịch vụ với số lượng lớn theo thỏa thuận trên Hợp đồng kinh tế hoặc theo như cam kết mua bán hàng hóa.

Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Có 3 hình thức chiết khấu thương mại:

  • Giảm giá hàng bán ngay trong lần mua hàng đầu tiên.
  • Sau nhiều lần mua hàng mới được hưởng chiết khấu.
  • Sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng rồi mới tính toán chiết khấu được hưởng trong kỳ.

2. Các tài khoản phát sinh khi chiết khấu 

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC khi DN phát sinh chiết khấu thương mại hạch toán vào TK 521 với hai tài khoản chi tiết là:

Tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ.

Tài khoản 5213 – Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ.

Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC thì hạch toán khoản chiết khấu thương mại vào TK 511.

3. Hạch toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán

3.1. Chiết khấu theo từng lần mua

Bên bán: Hạch toán chiết khấu thương mại Bên bán hàng, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền trên hóa đơn
      Có TK 511: Tổng số tiền (Chưa có Thuế)
      Có TK 3331: Thuế GTGT

Bên mua: Hạch toán chiết khấu thương mại được hưởng, ghi:

Nợ TK 156: Tổng số tiền (Chưa có Thuế)
Nợ TK 1331: Thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331: Số tiền trên hoá đơn

Trường hợp này thì khi hạch toán không phản ánh khoản chiết khấu thương mại vì Số tiền Chiết khấu thương mại đã trừ trước khi viết hóa đơn (Tức là trên hóa đơn là giá đã giảm rồi) => Hạch toán theo số tiền trên hóa đơn.

3.2 Chiết khấu sau nhiều lần mua hàng đạt được

Căn cứ vào Hợp đồng kinh tế, nếu Bên mua có số tổng các lần mua đạt được số lượng, doanh số đã thỏa thuận để được hưởng khoản chiết khấu thương mại thì khoản chiết khấu này được ghi giảm trên hóa đơn của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau:

  • Nếu số tiền chiết khấu < Số tiền trên hóa đơn lần mua cuối cùng thì có thể trừ trực tiếp trên hóa đơn cuối cùng đó.
  • Nếu số tiền chiết khấu > Số tiền trên hóa đơn lần mua cuối cùng thì phải lập hóa đơn điều chỉnh giảm kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh trước đó.

Ví dụ: Công ty A phát sinh 3 lần mua hàng. Lần 1 trị giá 30 triệu; Lần 2 trị giá 40 triệu; Lần 3 trị giá 20 triệu.

Nếu sau 3 lần mua hàng, số tiền được hưởng chiết khấu thương mại là 8 triệu thì sẽ được trừ trực tiếp trên hóa đơn lần 3.

Lần 1, Lần 2 thì Bên mua và bên bán hạch toán bình thường theo hóa đơn.

Lần 3 hạch toán như sau:

Bên bán hạch toán:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền đã chiết khấu 13,2 triệu
      Có TK 511: 12 triệu = 20 triệu – 8 triệu
      Có TK 3331: 1,2 triệu

Bên mua hạch toán:

Nợ TK 152, 153, 156: 12 triệu
Nợ TK 1331: 1,2 triệu
      Có TK 111, 112, 331: 13,2 triệu

Nếu sau 3 lần mua, số tiền được hưởng CK là 25 triệu (>20 triệu trên hóa đơn Lần 3) => Lập hóa đơn điều chỉnh giảm kèm bảng kê các số hóa đơn Lần 1, Lần 2, Lần 3.

Lần 1, Lần 2 và Lần 3: Cả Bên bán và Bên mua hạch toán bình thường theo thông tin trên hóa đơn.

Hóa đơn điều chỉnh giảm:

Bên bán hạch toán:

Nợ TK 521 (Thông tư 200/2014/TT-BTC), TK 511 (Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Nợ TK 33311
      Có TK 111, 112, 131

Bên mua hạch toán:

Nếu hàng chiết khấu thương mại vẫn còn nằm trong kho, ghi:

Nợ TK 111, 112, 331
      Có TK 156
      Có TK 1331

Nếu hàng chiết khấu thương mại đã bán ra ngoài, ghi:

Nợ TK 111, 112, 331
      Có TK 632
      Có TK 1331

Nếu hàng chiết khấu thương mại đó đã được đưa vào SXKD, quản lý,… thì ghi giảm chi phí:

Nợ TK 111, 112, 331
      Có TK 154, 641, 642,…
      Có TK 1331
 

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Để lại bình luận