Ngày đăng: 23/12/2020 – Ngày cập nhật: 30/12/2020
1. Máy chủ là gì?
Máy chủ (còn có tên thuật ngữ là Server) là một máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc internet, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao. Trên đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.
Để giải thích nghĩa đơn giản, có thể hiểu như sau: Máy chủ cũng là một máy tính, được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn hơn những máy tính thông thường. Được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ trên internet.
2. Có những loại máy chủ nào?
Dựa vào phương pháp tạo ra máy chủ, chia máy chủ thành 3 loại:
- Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server)
- Máy chủ ảo (Virtual Private Server)
- Máy chủ đám mây (Cloud Server)
Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server): máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt: HDD, CPU, RAM, Card mạng,… Vấn đề nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy.
Máy chủ ảo (Virtual Private Server): dạng máy chủ được tạo bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ vật lý riêng thành nhiều máy chủ khác nhau. Tính năng máy chủ ảo giống với máy chủ vật lý. việc nâng cấp hay thay đổi cấu hình đơn giản hơn máy chủ vật lý. Nhưng việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo phụ thuộc và bị giới hạn bởi tài nguyên máy chủ vật lý.
Máy chủ đám mây (Cloud Server): máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime. Máy chủ cloud được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng máy chủ.
3. Vai trò của máy chủ trong với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, máy chủ là một bộ phần không thể thiếu trong việc lưu trữ, quản lý và vận hành phần mềm của doanh nghiệp.
Quan trọng hơn là máy chủ có khả năng quản lý thông tin tối ưu, tránh được nguy cơ mất cắp dữ liệu, hạn chế được các cuộc tấn công qua mạng, virus backdoor… hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, hệ thống máy tính để bàn bắt đầu bộc lộ các yếu điểm và không đáp ứng được nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Bất cứ một doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ đều cần đến server để tăng hiệu suất công việc, tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Ngay cả những chiếc PC thông thường đã không thể nào đáp ứng được hết nhu cầu của người dùng trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ.