1. Trang chủ
  2. Kế toán, thuế (1)
  3. Kế toán các nghiệp vụ khác
  4. Hạch toán về kế toán đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Hạch toán về kế toán đầu tư chứng khoán ngắn hạn

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 21/03/2022 – Ngày cập nhật: 21/03/2022

Nguồn: Facebook, Bùi Thúy Hà

Chứng khoán ngắn hạn có giá trị bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu Doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng,…

Chứng khoán đầu tư được ghi sổ theo trị giá gốc gồm giá mua và các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc mua chứng khoán. 

Bên cạnh đó, kế toán mở sổ chi tiết theo dõi từng loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn mà Doanh nghiệp đang nắm giữ. Trong đó ghi rõ mệnh giá, lãi suất, thời hạn thu hồi và phương thức phát hành, thanh toán.

 Cách hạch toán mua chứng khoán ngắn hạn, cụ thể như sau.

1. Khi xuất tiền mua chứng khoán ngắn hạn

Kế toán phản ánh giá trị chứng khoán đầu tư theo giá thực tế, ghi:

Nợ TK 121: Trị giá chứng khoán đầu tư theo giá thực tế
      Có các TK 111, 112, 131, 141: Trị giá chứng khoán đầu tư theo giá thực tế.

2. Định kỳ, khi phản ánh số lãi nhận được 

Phản ánh theo 2 trường hợp: 

Trường hợp tiếp tục đầu tư chứng khoán khi nhận được lãi, ghi:

Nợ TK 121: Trị giá lãi nhận được tiếp tục đầu tư.
      Có TK 515: Trị giá lãi nhận được tiếp tục đầu tư

Trường hợp nhận lãi bằng tiền, ghi:

Nợ TK 111, 112,…: Trị giá tiền lãi nhận được
      Có TK 515: Trị giá tiền lãi nhận được
Nợ TK 111, 112,…: Tổng số lãi thu được
      Có TK 121: Trị giá phần tiền lãi đầu tư dồn tích trước khi DN mua lại khoản đầu tư
      Có TK 515: Trị giá số lãi thu được của kỳ đầu tư.

3. Khi chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn

Khi DN chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, số lãi hoặc lỗ được ghi tăng doanh thu hay tăng chi phí tài chính, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…: Tổng số tiền thu được khi chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 635: Trị giá lỗ (Trường hợp lỗ khi chuyển nhượng)
      Có TK 515: Trị giá lãi thu được (Trường hợp lãi khi chuyển nhượng)
      Có TK 121: Trị giá gốc chứng khoán ngắn hạn nhượng bán.

Khi phát sinh các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, ghi:

Nợ TK 635: Trị giá chi phí phát sinh phải trả
      Có TK 111, 112, 331,…: Trị giá chi phí phát sinh phải trả.
 

Bài viết này hữu ích chứ?

Để lại bình luận