Ngày đăng: 24/12/2020 – Ngày cập nhật: 30/12/2020
Trong bối cảnh hiện tại, điện toán đám mây đã không còn là một khái niệm mới, nhưng so với người dùng thì họ chưa thể hình dung rõ khái niệm này. Điện toán đám mây đã có những đóng góp lớn trong việc kinh doanh giúp các công ty mở rộng quy mô và thúc đẩy sự phát triển.
Giữa đại dịch Covid-19, điện toán đám mây đã có những bước phát triển riêng, cho phép các công ty có thể làm việc, truy cập ngay khi ở nhà và duy trì hoạt động ổn định.
Câu chuyện chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Hiện nay, các doanh nghiệp có sự tăng trưởng vượt bậc đều là các doanh nghiệp đã áp dụng chuyển đổi số vào các hoạt động thành công. Chính vì thế, chuyển đổi số là chìa khóa thành công mà doanh nghiệp cần có.
Nhiều nhà quản trị vẫn còn rất ngại với việc chuyển đổi số vì cho rằng chuyển đổi số là phải thay đổi hoàn toàn một hệ thống tổ chức hay chuyển đổi ngay lập tức tất cả mô hình kinh doanh của cả một doanh nghiệp.
Nhưng sự thật chuyển đổi số chính là việc bắt đầu đi từ những bước đi nhỏ để theo thời gian sẽ đạt được những lợi ích rất lớn và những việc nhỏ như số hoá tài liệu của công ty.
Thông thường, tại doanh nghiệp tồn tại nhiều các đầu việc thủ công có tính chất lặp lại gây mất thời gian và giảm hiệu suất làm việc của nhân viên, ngoài ra, việc tiêu tốn lượng giấy lớn cho việc lưu trữ dữ liệu gây tốn kém diện tích, dễ hư hỏng do tác động của ngoại cảnh và việc tra cứu cũng rất khó khăn, tốn nhiều thời gian.
Chuyển đổi số sẽ giúp số hóa tài liệu bằng cách chuyển toàn bộ tài liệu bản cứng này sang dạng tài liệu mềm thuận tiện cho việc sàng lọc, tìm kiếm và chia sẻ thông tin, kéo dài tuổi thọ của tài liệu và tiết kiệm không gian lưu trữ.
80% doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay được khảo sát cho biết rằng họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng hạ tầng công nghệ trong quá trình chuyển đổi số của mình. Bởi khi được áp dụng chuyển đổi số, không phải tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp đều có kỹ năng với công nghệ.
Khi quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp đang dần trở nên phổ biến thì các nền tảng công nghệ phục vụ cho quá trình cũng trở nên dễ dàng và tối ưu hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần dành thời gian tìm hiểu và lựa chọn nền tảng công nghệ dễ áp dụng để có được hiệu quả tối ưu nhất. Hãy đảm bảo rằng nền tảng công nghệ đó phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình, thân thiện với nhân viên của mình.
Chuyển đổi số bằng điện toán đám mây
“Điện toán đám mây là thành phần quan trọng của hạ tầng số. Hạ tầng số được đầu tư trước, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Sự ra mắt hạ tầng điện toán đám mây Việt Nam là bước chuẩn bị để đón nhận Đề án hạ tầng chuyển đổi số quốc gia sẽ được Thủ tướng ký trong những ngày tới”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại sự kiện phát động chiến dịch chuyển đổi số bằng nền tảng đám mây vào ngày 22-5 tại Hà Nội.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn. Điều này vừa giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.
Một trong những trụ cột quan trọng của chuyển đổi số phải kể đến công nghệ điện toán đám mây (ĐTĐM). Hiện các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam đều đã chuyển dịch theo xu hướng này và nhu cầu khai thác ĐTĐM cũng đang tăng trưởng mạnh.
Tận dụng đám mây, doanh nghiệp có thể hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ, tích hợp bảo mật tân tiến và tập trung nghiên cứu những phương pháp mới và sáng tạo để phục vụ khách hàng “kỹ thuật số”. Thay vì loay hoay với Big Data và AI, doanh nghiệp cần thực hiện chuyển sang đám mây đầu tiên. Thông qua những cách tiếp cận hiện đại, cởi mở về công nghệ, doanh nghiệp có thể bắt đầu tính đến việc tận dụng điện toán đám mây như thế nào để giúp cải thiện hoạt động, quy trình và dịch vụ của mình.
Kết
Đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ), rào cản ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất trong quá trình tìm kiếm những công nghệ trợ giúp cho họ. Chính vì thế, các nhà cung cấp Việt Nam sẽ là cầu nối cho doanh nghiệp trong nước với xu thế công nghệ thế giới. Nó yêu cầu một trình độ nhất định về công nghệ, sự am hiểu thói quen, văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam, và trên hết là khả năng đào tạo thị trường gắn với công nghệ. Nhà cung cấp Công nghệ Điện toán đám mây ở Việt Nam làm tốt cả 3 điều trên, thì thị trường Việt Nam sẽ không chỉ còn là thị trường tiềm năng nữa.
Công nghệ Điện toán đám mây là xu thế chung của thời đại, việc đưa ra ứng dụng, phát triển rộng rãi là điều tất yếu, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nhưng để theo kịp xu thế, để thị trường phát triển mạnh thì còn nhiều điều cấp thiết. Thay đổi một tư duy làm việc, một thói quen hoạt động là điều mà các nhà cung cấp phải làm Doanh nghiệp Việt Nam nhìn ra và chấp nhận.