5 KINH NGHIỆM QUÝ GIÁ KHI LÀM KẾ TOÁN XÂY DỰNG

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 27/03/2023 – Ngày cập nhật: 27/03/2023

 

(Nguồn: Sơn Kế Toán)

Bạn thường nghe dân kế toán nói với nhau là làm kế toán xây dựng khó hơn nhiều so các lĩnh vực kế toán khác. Vậy nếu muốn làm kế toán xây dựng, bạn cần những gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết những kinh nghiệm làm kế toán xây dựng và những chú ý trong quá trình làm kế toán xây dựng. 

Thứ nhất

Muốn làm kế toán xây dựng thì đặc thù của nó là bạn phải dựa vào dự toán ví dụ như giá thành của nó bao gồm 621, 622, 623, 627 thì khoản chi phí nguyên vật liệu bạn phải căn cứ vào định mức được bóc tách trong dự toán để mà mấy hóa đơn sao cho đúng nhất.

  • Nếu bóc tách dự toán được duyệt thì có phần Chênh lệch vật tư, bạn cộng bảng chênh lệch vật tư giữa các hạng mục với nhau.
  • Nếu bóc từ dự toán ra chú ý trong phần dự toán chi tiết có mã dự toán là TT, cái này là thực tế, không có trong phần Chênh lệch vật tư.

Thứ hai – xuất hóa đơn

Bạn nên đọc kỹ các Hợp đồng xem điều khoản thanh toán nếu có khoản tạm ứng % sau khi ký, thì khoản này không phải viết hóa đơn..

  • Nếu thanh toán theo tiến độ thì khi đến phần việc nào đó ghi trong Hợp đồng thì bạn được thanh toán 1 khoản tương ứng lúc đó bạn phải viết Hóa đơn (có biên bản xác nhận A – B).
  • Nếu thanh toán theo khối lượng hoàn thành thì khi có biên bản NT khối lượng HT A – B) ký thì bạn phải viết Hóa đơn (kể cả chưa thu tiền).
  • Chi phí trực tiếp bạn phải cập nhật thực tế thường xuyên cho từng công trình, hạng mục công trình. Khi viết Hóa đơn bán ra ví dụ: khi xây xong phần thô được thanh toán 1 tỷ (theo tiến độ) thì bạn xem chi tiết phần thô hết bao nhiêu sắt, xi măng, gạch, cát,…. bao nhiêu công, bao nhiêu ca máy,… bạn tạm lấy khối lượng vật tư, công, ca máy đã tập hợp được với giá thực tế để đưa vào giá vốn cho hợp lý.

Thứ ba – chi phí nhân công và máy thi công

Về bóc nhân công và chi phí máy thi công thì bạn cũng bóc trong hồ sơ thầu và dự toán

  • Về nhân công thì hợp đồng giao khoán hoặc khoán việc, nếu họ chưa có mã số thuế cá nhân thì phải đăng ký, bản nghiệm thu từng tháng “Không có bảng lương, bảng chấm công”. Sau khi bóc được nhân công, làm hợp đồng giao khoán cho 1 vài người đội trưởng, bảo đội trưởng mượn hết Chứng minh thư của công nhân, photo rồi kèm vào Hợp đồng giao khoán để hàng tháng tính tiền.

Chú ý: 

Một số chi cục thuế không chấp nhận việc làm hợp đồng khoán cho 1 đội nhóm được làm cam kết 08, cho nên tốt nhất khoán cho từng cá nhân thì cá nhân đó được làm cam kết 08

  • Về Chi phí máy thi công, nếu bên bạn có máy móc đưa vào sử dụng thì tiến hành phân bổ, nếu không có thì lấy hóa đơn đầu vào tương ứng với số trong dự toán và riêng 2 khoản NCTT và MTC sẽ có hệ số điều chỉnh, bạn phải để ý khi xem dự toán thì phải nhân chi phí này với hệ số điều chỉnh nhé các khoản 627 gồm lương BPGT, tiền ăn ca của ca CNTT lẫn CNGT, văn phòng phẩm, phô tô, in ấn, đánh máy.

Thứ tư – vật tư, nguyên vật liệu

Đối với vật tư chính, thông thường mua của những nhà cung cấp quen rồi nên làm Hợp đồng kinh tế, viết hoá đơn (Giá vật tư trong hoá đơn nên cao hơn trong dự toán – Khối lượng vật tư của nhiều hoá đơn cộng lại >= Kết luận dự toán đã bóc).

  • Với nguyên vật liệu thì hợp đồng cung cấp vật tư, thanh lý hợp đồng, hóa đơn, phiếu nhập kho tại công trường, nếu có được phiếu xuất kho, phiếu thu tiền mặt của bên bán hàng thì càng tốt. Nếu thanh toán qua ngân hàng thì đã có chứng từ của ngân hàng, khi xuất hàng thì phiếu xuất kho. Để kiểm soát chặt chẽ thì nên làm thêm bảng kê nhập vật tư, bảng kê xuất vật tư, bảng tổng hợp nhập xuất tồn.

Chú ý: 

Nếu loại Hợp đồng theo đơn giá thì bạn phải cập nhật đơn giá ở địa phương thường xuyên để so sánh với đơn giá DT. Những hợp đồng này khi thanh toán theo tiến độ hay khối lượng HT thường chủ đầu tư lấy đơn giá dự toán để thanh toán (phần bù giá khi kết thúc công trình mới tính) nếu giá thực tế cao hơn dự tính thì tính chi phí theo cách này thường lỗ nhưng không sao vì khi được bù giá sẽ bù lại nhưng lúc đó kế toán không phải lo chứng từ cho phần bù này vì đã cập nhật giá thực tế rồi và đơn vị không phải nộp TNDN trước.

Thứ 5

Khi kết thúc công trình đều phải có biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp hoặc đội trưởng. Căn cứ để thanh toán chi phí cho công trình đó, có thể là hồ sơ dự thầu (đã trúng), dự toán công trình hoặc có thể cả quyết toán công trình nữa (nếu khi thi công xong xuôi mới hoàn chi phí về).

  • Trong các cái quyển sổ ghi chép sẽ có một cái bảng chi phí Nguyên Vật Liệu tập hợp tất cả các đầu mục Nguyên vật liệu cấu thành nên công trình (bạn căn cứ vào bảng này để duyệt chi phí nguyên vật liệu) tương tự cũng có bảng chi phí nhân công, ca máy,… (trong đó có ghi rõ là NVL nào, đơn giá bao nhiêu để bạn dựa vào đó mà xuất tiền cho đội trưởng hoặc chủ nhiệm công trình đi mua và hoàn hóa đơn về, về sau ai hỏi thì cứ giở quyết toán ra rồi đối chiếu với hóa đơn để chỉ cho người ta).

Để lại bình luận