1. Trang chủ
  2. Kế toán, thuế (2)
  3. Kế toán sản xuất
  4. Xây dựng tiêu hao vật tư, nguyên liệu và hạch toán chi phí vượt định mức

Xây dựng tiêu hao vật tư, nguyên liệu và hạch toán chi phí vượt định mức

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 18/04/2022 – Ngày cập nhật: 18/04/2022

Nguồn: Facebook, Bùi Thúy Hà

1. Quy định của Thuế

Thông tư 78/2014/TT-BTC thay thế Thông tư 123/2012/TT-BTC bỏ quy định Doanh nghiệp phải thông báo định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của Doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 3 tháng đầu năm hoặc 3 tháng kể từ khi bắt đầu vào đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (Đối với Doanh nghiệp mới thành lập hoặc bắt đầu sản xuất sản phẩm mới). Cụ thể, tại Điểm 2.3, Khoản 2, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định không tính vào chi phí được trừ:

“Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý.
Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp.

Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.”

Do đó từ năm 2014 Doanh nghiệp không phải gửi đăng ký định mức tiêu hao cho cơ quan thuế nhưng vẫn phải xây dựng định mức lưu tại đơn vị và chấp hành các định mức nếu Nhà nước có quy định.

2. Hạch toán

Theo Đoạn 11 – Chuẩn mực 02: Hàng tồn kho; Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:

  • Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường
  • Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở Đoạn 06
  • Chi phí bán hàng
  • Chi phí quản lý Doanh nghiệp.

Do vậy Doanh nghiệp không được hạch toán vào giá trị hàng tồn kho phần Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường.

Khi phát sinh chi phí sản xuất, ghi:

Nợ TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (Chi  tiết  chi  phí  sản  xuất  chung  cố định)


      Có các TK: 152, 153,…

Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, định mức tiêu hao vật tư, ghi:

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

      Có TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu

      Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

      Có TK 627: Chi phí sản xuất chung (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố định)

Những trường hợp không phân bổ vào giá thành mà kết chuyển chi phí sản xuất thẳng vào giá vốn hàng bán trong kỳ:
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường, thì phần vượt trên mức bình thường được kết chuyển vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Trường hợp tiêu hao vật tư vượt định mức xây dựng, thì phần vượt định mức cũng được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Hạch toán phần chi phí vượt định mức và trên mức bình thường như sau:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ)

      Có TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu

      Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

      Có TK 627: Chi phí sản xuất chung  (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố định)

Lưu ý: Cuối kỳ khi xác định thuế TNDN, cần loại các chi phí vượt định mức này trước khi tính thuế.

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Để lại bình luận