1. Trang chủ
  2. Kế toán, thuế (2)
  3. Tổng hợp về kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
  1. Trang chủ
  2. Kế toán thương mại
  3. Tổng hợp về kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Tổng hợp về kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 26/11/2024 – Ngày cập nhật: 26/11/2024

Nguồn: Sưu tầm

Kế toán kinh doanh xăng dầu được đánh giá là có nghiệp vụ ít phức tạp. Tuy nhiên sai lầm vẫn xảy ra do kế toán thực hiện không tốt công việc quản lý tài chính, mắc nhiều lỗi liên quan đến quản lý như chuyển đổi, doanh thu, quản lý kho…Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ một số nghiệp vụ của kế toán thông qua bài viết này.

 Hướng dẫn tổng hợp kế toán công ty xăng dầu

Kế toán mua xăng dầu

  1. Khi nhập khẩu xăng dầu về
  • Khi nhập khẩu xăng dầu về dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152, 156…

Có TK 112, 131…

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu).

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

  • Đồng thời phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

  • Trường hợp nhập khẩu xăng dầu về dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 152, 156…

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

  1. Khi mua xăng dầu ở trong nước

Trường hợp 1:

  • Khi mua xăng dầu trong nước dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh giá vốn của xăng dầu mua vào theo giá mua đã có phí xăng dầu, ghi:

Nợ TK 152, 156, 641, 642 (bao gồm giá mua có phí xăng dầu).

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 112, 331… (Tổng giá thanh toán).

Trường hợp 2:

  • Khi mua xăng dầu ở trong nước dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, mua xăng dầu dùng cho HCSN, kế toán phản ánh giá vốn của xăng dầu mua vào theo giá đã có phí xăng dầu và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152, 156, 641, 642… (Tổng giá thanh toán).

Có TK 112, 331… (Tổng giá thanh toán).

  • Khi nhập khẩu xăng dầu về dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152, 156…

Có TK 112, 131…

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu).

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

  • Đồng thời phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

Kế toán doanh thu bán xăng dầu và phí xăng dầu

  1. Đơn vị bán xăng dầu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Trường hợp 1:

  • Đối với đơn vị bán xăng dầu thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu vào NSNN, khi bán xăng dầu, kế toán phản ánh doanh thu theo giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có phí xăng dầu và phản ánh phí xăng dầu phải nộp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu).

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.

Trường hợp 2:

  • Đối với đơn vị bán xăng dầu thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và không thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu, khi bán xăng dầu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán đã có phí xăng dầu không có thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán).

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.

b. Đơn vị bán xăng dầu nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Trường hợp 1: 

  • Đối với đơn vị bán xăng dầu thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu, khi bán xăng dầu, kế toán phản ánh doanh thu theo giá bán đã có thuế GTGT và phản ánh phí xăng dầu phải nộp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán).

Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu).

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.

Trường hợp 2:

  • Đối với đơn vị bán xăng dầu thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và không thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu, khi bán xăng dầu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo tổng giá thanh toán, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán).

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (Tổng giá thanh toán).

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.

c. Đối với đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu xăng dầu

Với đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu xăng dầu khi xuất xăng dầu trả cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (Chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu).

Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu).

Có TK 156 – Hàng hóa.

d. Trường hợp bán xăng dầu thông qua các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng

Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý: Khi xuất xăng dầu giao cho các đại lý phải lập phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán.

Có TK 155, 156.

  • Trường hợp đơn vị giao hàng đại lý thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, và thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu, khi nhận Bảng kê hóa đơn bán ra của xăng dầu bán qua đại lý đã tiêu thụ nên các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng lập gửi về, kế toán lập Hóa đơn GTGT theo quy định và phản ánh doanh thu bán hàng và phản ánh phí xăng dầu phải nộp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu).

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.

  • Trường hợp đơn vị giao hàng đại lý thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, và không thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu, khi nhận Bảng kê hóa đơn bán ra của xăng dầu bán qua đại lý đã tiêu thụ nên các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng lập gửi về, kế toán lập Hóa đơn GTGT theo quy định và phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.

  • Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý, ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 131, 111, 112.

  • Kế toán ở đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng:
  • Khi nhận hàng đại lý ghi vào bên Nợ TK 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi”. Khi xuất bán hoặc trả lại hàng cho bên giao hàng ghi vào bên Có TK 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi”.
  • Khi xuất bán xăng dầu nhận đại lý, phải ghi số tiền phí xăng dầu thành một dòng riêng trên Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng theo chế độ quy định. Căn cứ vào Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh số tiền bán hàng xăng dầu đại lý phải trả cho bên giao hàng, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán bao gồm cả phí xăng dầu).

  • Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, đơn vị nhận bán hàng đại lý phải lập Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng theo chế độ quy định và phản ánh doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.

  • Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 111, 112…

e. Đối với xăng dầu sử dụng nội bộ ở đơn vị thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu

  • Khi xuất xăng dầu thuộc diện chịu phí xăng dầu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642… (giá vốn xăng dầu và phí xăng dầu phải nộp)

Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Theo giá vốn).

f. Đối với đơn vị không thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu

  • Khi xuất xăng dầu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642…

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Theo giá vốn).

g. Khi nộp phí xăng dầu vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)

Có TK 111 – Tiền mặt.

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng.

h. Khi xuất khẩu xăng dầu, ghi:

  • Phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:

Nợ TK 112, 131

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.

  • Phản ánh thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu).

  • Số phí xăng dầu được Nhà nước hoàn lại, ghi:

Trường hợp số tiền phí xăng dầu được hoàn đối với lượng xăng dầu xuất khẩu trong cùng năm tài chính thì số tiền phí xăng dầu được hoàn được hạch toán giảm chi phí kinh doanh hàng xuất khẩu, ghi:

Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

  • Trường hợp số phí xăng dầu được hoàn đối với lượng xăng dầu thực tế xuất khẩu năm trước (Số phí xăng dầu năm trước được hoàn vào năm sau), kế toán phản ánh số phí xăng dầu được hoàn vào thu nhập bất thường của các năm được hoàn phí xăng dầu, ghi:

Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)

Có TK 811 – Các khoản thu nhập bất thường.

  • Khi nhận được tiền do NSNN hoàn phí xăng dầu, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)

Bằng việc áp dụng quy trình kế toán cơ bản và quản lý hiệu quả, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng mọi khía cạnh của hoạt động được quản lý một cách chính xác và hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các nắm rõ hơn về những tài khoản của kế toán xăng dầu?

>>> Xem thêm: Fast e-Invoice kết nối với phần mềm bán lẻ xăng dầu, đáp ứng Nghị định 80/2023/NĐ-CP

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan