1. Trang chủ
  2. Kế toán, thuế (2)
  3. Quyết toán với cơ quan thuế cần chú ý gì?
  1. Trang chủ
  2. Kinh nghiệm quyết toán thuế
  3. Quyết toán với cơ quan thuế cần chú ý gì?

Quyết toán với cơ quan thuế cần chú ý gì?

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 30/09/2024 – Ngày cập nhật: 30/09/2024

Nguồn: Sưu Tầm

Vào thời điểm người nộp thuế (doanh nghiệp, cá nhân) tất bật với việc thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế thu nhập cá nhân. Để thực hiện tốt việc thực hiện quyết toán thuế, người nộp thuế cần có những lưu ý gì? Dưới đây là một số lưu ý mà chúng tôi đưa ra cho bạn tham khảo.

Tận dụng triệt để khoảng thời gian

Khi nhận được thông báo Quyết toán thuế, việc đầu tiên kế toán cần làm là dựa vào nội dung yêu cầu Quyết toán, Kế toán cùng các bộ phận liên quan rà soát, kiểm tra toàn bộ hồ sơ theo nội dung kiểm tra của cơ quan thuế nêu tại Thông báo.

  • Trường hợp 1:

 Hồ sơ, chứng từ, hợp đồng quá lộn xộn, be bét, cái mất cái còn, cái còn có cái sai cái đúng => Kế toán cần lập bảng note các vấn đề cần giải quyết, tùy số lượng các vấn đề và thời gian còn lại (tính tới khi quyết toán). Nếu kế toán doanh nghiệp cảm thấy không đủ thời gian tới thời điểm quyết toán thuế có thể có 2 phương án giải quyết.

Phương án 1:

Thuê dịch vụ rà soát sổ sách và quyết toán thuế của các Đại lý thuế có đầy đủ điều kiện theo quy định để đảm bảo thời gian theo quy định.

 Phương án 2:

Cần kéo dài thời gian để hoàn thiện các nội dung cần quyết toán, bạn cần dùng kế “HOÃN BINH” bằng cách thương lượng với cán bộ thuế và làm công văn đẩy lùi lại lịch quyết toán.

  • Trường hợp 2: 

Hồ sơ doanh nghiệp tạm “ổn” thì kế toán cùng các bộ phận liên quan hoàn thiện nốt những hồ sơ còn thiếu, sắp xếp in ấn cẩn thận thành từng mục và lưu trữ để sẵn sàng quyết toán thuế.

Rà soát, kiểm tra lại 1 tuần trước khi quyết toán

Khi đã hoàn thiện hồ sơ tạm ổn theo các vấn đề trong thông báo quyết toán, bạn không nên chủ quan mà cần phải kiểm tra lại 1 tuần trước khi quyết toán cho chắc chắn là mình đã chuẩn bị “tốt nhất” cho cuộc thanh tra, quyết toán thuế.

Bạn nên kiểm tra theo thứ tự và tự đối chiếu theo từng mục như sau:

  •  Hoá đơn GTGT
  •  Quỹ tiền mặt
  •  Tài sản cố định
  •  Thuế
  •  Hồ sơ lao động
  •  Lương và các khoản trích theo lương
  •  Hồ sơ công ty phải đảm bảo đầy đủ.

Hợp tác – đúng lúc – đúng việc khi cung cấp hồ sơ giấy tờ

  • Trước khi vào quyết toán thì cán bộ thuế sẽ yêu cầu bạn lập một danh sách các bảng biểu để phục vụ quyết toán (Họ đưa danh sách bảng biểu, có cái có mẫu sẵn, có cái không). Bạn phải tổng hợp tất cả mẫu biểu trong danh sách họ yêu cầu nhưng dựa vào danh sách đó bạn phải cân nhắc xem cái nào rõ ràng, bạn chắc chắn có thể giải trình các vấn đề vấp phải trong đó thì gửi trước. Nên gửi theo thứ tự sau:
    • Bảng kê các hóa đơn đầu vào, đầu ra theo từng năm. Bảng kê đầu vào bạn nên cố gắng ghi rõ thời gian thực hiện chuyển tiền cho các hoá đơn lớn hơn 20 triệu.
    • Bảng kê các sản phẩm, dịch vụ, công trình xuất ra.
    • Danh sách công nhân viên các năm: Nên ghi cả thời gian của hợp đồng, Thông tin mã số thuế, Thông tin cá nhân.
    • Danh sách khách hàng, nhà cung cấp còn công nợ.
    • Danh sách các khoản vay (nên gửi cuối cùng).
  • Khi cơ quan thuế yêu cầu gửi hồ sơ giấy tờ thì kế toán nên gửi bản phô tô, hạn chế gửi file mềm.

Trên đây là một số lưu ý cho việc quyết toán thuế với CQT cho doanh nghiệp. Kế toán cần nắm vững để đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về thuế. Hiện nay các phần mềm kế toán ra đời giúp ích rất nhiều cho kế toán trong hoạt động triển khai công việc. Sử dụng một công cụ tối ưu và thực hiện nhiều tính năng dễ dàng hơn giúp kế toán rút ngắn thời gian thực hiện các công việc thủ công và đầu tư hơn cho các công việc quan trọng.

 

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan