1. Trang chủ
  2. Kế toán, thuế (2)
  3. Kinh nghiệm quyết toán thuế
  4. Hướng dẫn xử lý trong trường hợp lệch thuế trên tờ khai và báo cáo tài chính

Hướng dẫn xử lý trong trường hợp lệch thuế trên tờ khai và báo cáo tài chính

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 18/02/2021 – Ngày cập nhật: 27/07/2021

Nguồn: Sưu tầm 

Khi quyết toán thuế, cơ quan thuế sẽ kiểm tra số tiền thuế đã kê khai trên tờ khai thuế GTGT hàng tháng/quý với số tiền thuế trên Báo cáo tài chính. Toàn bộ phần chênh lệch, Doanh nghiệp sẽ phải giải trình, và kết cục thê thảm nhất là Doanh nghiệp bị loại toàn bộ thuế GTGT cùng tiền phạt chậm nộp nếu không kê khai trên tờ khai thuế.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên

  • Thứ nhất: Kê khai sai hóa đơn mua vào – bán ra trên tờ khai nhưng khi làm báo cáo tài chính thì lại điền đúng tiền thuế.
  • Thứ hai: Kê khai thiếu/thừa hóa đơn bán ra trên tờ khai nhưng trên BCTC vẫn kê khai đúng.
  • Thứ ba: Kê khai thừa hóa đơn mua vào trên tờ khai nhưng trên BCTC vẫn kê khai đúng.

Giải pháp khắc phục trong từng trường hợp

Trường hợp 1:

Ví dụ 1: Ngày 25-09-2020 Công ty Kế toán Z mua 1 lô hàng của công ty ABC , hóa đơn GTGT số 99999 ngày 25-09-2020, ký hiệu AB/20E. Số tiền chưa thuế GTGT là 99.000.000 đ, tiền thuế GTGT : 9.900.000 đ.

Khi kê khai tờ khai quý 03/2020, kế toán khai số tiền thuế GTGT được khấu trừ là 9.000.000 đ (lệch 900.000), nhưng khi làm báo cáo tài chính năm 2020 kế toán hạch toán tiền thuế được khấu trừ số đúng là 9.9 triệu.

Đến hết năm 2020 số tiền thuế trên BCTC và tờ khai thuế bị lệch 900.000 đ do kế toán chưa điều chỉnh lại trên tờ khai quý 3/2020.

Giải pháp:

Với trường hợp kê khai sai số tiền thuế trên tờ khai thuế GTGT thì khi hạch toán vào sổ, kế toán xử lý như sau :

Nợ TK 1561: 99.000.000
Nợ TK 1331: 9.000.000 (bằng số tiền đã kê khai)
Nợ TK 1388: 900.000 (số chênh lệch)

Có TK 331: 108.900.000

Cách xử lý trên TK hỗ trợ kê khai. Khi phát hiện ra số tiền bị kê khai sai, kế toán phải làm tờ khai bổ sung vào kỳ đã kê khai (Quý 3). Sau khi kê khai bổ sung xong, trên sổ sách, kế toán hạch toán vào quý phát hiện sai như sau:

Nợ TK 1331 : 900.000 (số chênh lệch)

Có TK 1388 : 900.000(số chênh lệch)

Ví dụ 2 : Ngày 20-09-2020 Công ty Kế toán Z cung cấp dịch vụ quyết toán thuế cho công ty Đại Nam. Kế toán xuất hóa đơn số 000011, ký hiệu : DR/20E, ngày 20-09-2020, giá trị trước thuế là 15 triệu, tiền thuế GTGT là 1,5 triệu.

Với tờ khai thuế GTGT quý 3/2020, Công ty Kế toán Z quên không kê khai hóa đơn trên.

Với sổ sách, công ty vẫn hạch toán đầy đủ doanh thu và thuế GTGT phải nộp. Đến hết năm 2020 số tiền thuế trên BCTC và tờ khai thuế bị lệch 1.500.000đ do kế toán chưa điều chỉnh lại trên tờ khai quý 3/2020.

Giải pháp:

Với trường hợp kế toán quên không kê khai hóa đơn bán ra trên HTKK, khi làm sổ sách, kế toán hạch toán như sau :

Nợ TK 131: 16.500.000

Có TK 5113: 15.000.000 (Doanh thu)
Có TK 3388: 1.500.000 (số tiền thuế chưa kê khai)thay vì 33311

Khi phát hiện ra hóa đơn quên không kê khai, kế toán phải làm tờ khai bổ sung vào kỳ đã kê khai (quý 3). Sau khi kê khai bổ sung xong, trên sổ sách, kế toán hạch toán như sau :

Nợ TK 3388: 1.500.000

Có TK 33311: 1.500.000

Ví dụ 3: Ngày 01-09-2020, Công ty Kế toán Z cung cấp dịch vụ rà soát Báo cáo tài chính năm 2019 cho công ty Tâm An, kế toán xuất hóa đơn GTGT số 000023, ký hiệu DR/20E, ngày 01-09-2020 số tiền chưa thuế GTGT là 10.000.000 đ, tiền thuế GTGT là 1.000.000 đ.

Trên tờ khai thuế GTGT quý 3/2020 của công ty Tâm An, kế toán kê khai khấu trừ 2 lần tiền thuế GTGT hóa đơn trên. Trên BCTC, công ty Tâm An chỉ kê 1 lần.

Đến thời điểm hiện tại (quý 4/2020) số liệu trên tờ khai đang lệch so với báo cáo của công ty Tâm An là 1 triệu tiền thuế.

Giải pháp:

Đối với trường hợp kê khai khấu trừ 2 lần tiền thuế GTGT, khi hạch toán, kế toán vào sổ như sau (Tại Công ty Tâm An):

Nợ TK 6427: 10.000.000
Nợ TK 1331: 2.000.000

Có TK 331: 11.000.000
Có TK 3388: 1.000.000

Khi phát hiện ra hóa đơn kê khai trùng, kế toán phải làm tờ khai điều chỉnh vào kỳ đã kê khai. Sau khi kê khai bổ sung điều chỉnh xong, trên sổ sách, kế toán hạch toán như sau :

Nợ TK 3388: 1.000.000

Có TK 1331: 1.000.000

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Để lại bình luận