Ngày đăng: 07/12/2021 – Ngày cập nhật: 10/12/2021
Nguồn: Hà Tuấn Anh, Facebook, 04-12-2021
Bài viết dưới đây chia sẻ việc tập hợp các bút toán hạch toán, các bút toán kết chuyển định kỳ.
Hạch toán đâu năm
1. Kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay sang năm trước
Trường hợp TK 4212 có số dư Có ( lãi ) – DN lãi :
Nợ TK 4212
Có TK 4211
Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ( lỗ ) – DN lỗ :
Nợ TK 4211
Có TK 4212
2. Hạch toán lệ phí môn bài
Hạch toán lệ phí môn bài theo vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư
Nợ TK 6425, 64225
Có TK 3339
Nộp tiền lệ phí môn bài
Nợ TK 3339
Có TK 111,112
Hạch toán hàng tháng
1. Hạch toán về tiền lương cuối tháng
Trích bảo hiểm các loại theo quy định (tính vào chi phí) 23.5% lương đóng bảo hiểm (BHXH 17.5%, BHYT 3%, BHTN 1%, KPCĐ 2%):
Nợ TK 622, 6271, 6411, 6421
Có Tk 334
Có TK 3382 (BHCĐ 2%)
Có TK 3383 (BHXH 17.5%)
Có TK 3384 (BHYT 3%)
Có TK 3386 (BHTN 1%) (Theo TT 200/2014/TT-BTC)
(Có TK 3385 – Theo TT 133/2016/TT-BTC)
Trích bảo hiểm các loại theo quy định và tiền lương của người lao động:
Nợ TK 334 (10,5%)
Có TK 3383 (BHXH 8%)
Có TK 3384 (BHYT 1,5%)
Có TK 3386 (BHTN 1%) ( Theo TT 200/2014/TT-BTC)
(Có TK 3385 – Theo TT 133/2016/TT-BTC)
Nộp các khoản bảo hiểm theo quy định:
Nợ TK 3382 (BHCĐ 2%)
Nợ TK 3383 (BHXH 25.5%)
Nợ TK 3384 (BHYT 4,5%)
Nợ TK 3386 hoặc 3385 (BHTN 2%)
Có TK 112 (34,5%)
Tính thuế thu nhập cá nhân (nếu có):
Nợ TK 334 Thuế TNCN
Có TK 3335
Thanh toán tiền lương cho công nhân viên:
Số tiền lương phải trả cho người lao động sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm và các khoản khác
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
Tổng tiền thuế đã khấu trừ của người lao động trong tháng hoặc quý:
Nộp thuế Thu nhập cá nhân (Hồ sơ khai thuế 05/KK-TNCN, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước)
Nợ TK 3335
Có TK 111, 112
Nộp BH lên cơ quan bảo hiểm:
Nợ TK 3383, 3384, 3386 hoặc 3385
Có TK 111, 112
2. Hạch toán trích khấu hao tài sản cố định hàng tháng
Nợ TK 154,622,627,641,642..
Có TK 214 = Tổng khấu hao đã trích trong kỳ.
3. Hạch toán phân bổ chi phí trả trước
Nợ TK : 154, 627, 641, 642..
Có TK 242 = Tổng số phân bổ trong kỳ.
4. Kết chuyển thuế GTGT
Nếu đầu kỳ TK 133 + phát sinh trong kỳ TK 133 > phát sinh trong kỳ TK 333 ( Bên có TK 333 – Bên Nợ TK 333) => lấy phát sinh 333.
Ví dụ 1 :
Số dư đầu kỳ TK 133 : 20.000.000đ
Phát sinh nợ TK 133 : 20.000.000đ
Phát sinh có TK 333 : 10.000.000đ
Phát sinh Nợ Tk 333 : 2.000.000đ
=> Số thuế GTGT kết chuyển là : Nợ TK 333/ Có TK 133 : 8.000.000đ
Nếu đầu kỳ TK 133 + phát sinh trong kỳ TK 133 < phát sinh trong kỳ TK 333 => lấy đầu kỳ
TK 133 + phát sinh trong kỳ TK 133.
Ví dụ 2 :
Số dư đầu kỳ TK 133 : 2.000.000đ
Phát sinh nợ TK 133 : 18.000.000đ
Phát sinh có TK 333 : 24.000.000đ
Phát sinh Nợ Tk 333 : 2.000.000đ
=> Số thuế GTGT kết chuyển là : Nợ TK 333/ Có TK 133 : 20.000.000đ
5. Hạch toán kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu
Thông tư 200/2014/TT-BTC :
Nợ TK 511
Có TK 521
Thông tư 133/2016/TT-BTC : Bên Nợ:
- Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT)
- Các khoản giảm trừ doanh thu
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
=> Các khoản giảm trừ doanh thu đã phản ánh trực tiếp vào bên Nợ của TK 511
6. Kết chuyển doanh thu
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
Nợ TK 515- Doanh thu từ hoạt động tài chính.
Có TK 911
7. Kết chuyển chi phí
Nợ TK 911
Có TK 632 – Chi phí giá vốn
Có TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 641,642 ( 6421,6422 theo TT 133/2016/TT-BTC) : Chí phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
8. Kết chuyển chi phí khác, thu nhập khác
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 911
Nợ TK 911
Có TK 811 – Chi phí khác 12. Hạch toán thuế TNDN tạm tính (nếu có)
Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định, ghi:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211)
Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112.
Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:
Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211).
Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211)
Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
9. Kết chuyển chi phí thuế TNDN
Nợ TK 911
Có TK 821
10. Kết chuyển lãi – lỗ
Nếu DN lãi :
Nợ TK 911
Có TK 4212
Nếu DN Lỗ :
Nợ TK 4212
Có TK 911.