1. Trang chủ
  2. Kế toán, thuế (1)
  3. Kế toán tổng hợp
  4. 75 đầu mục công việc kế toán cần làm khi rà soát Báo Cáo Tài Chính

75 đầu mục công việc kế toán cần làm khi rà soát Báo Cáo Tài Chính

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 04/04/2024 – Ngày cập nhật: 04/04/2024

Nguồn: Thầy Sáng Nguyễn

Báo cáo tài chính là một trong những báo cáo quan trọng trong doanh nghiệp, đây là căn cứ để nhà quản trị xem xét và đưa ra định hướng phát triển cho công ty và đối tác, khách hàng hiểu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu các công việc cần rà soát khi làm Báo cáo tài chính nhé!

Tiền mặt 

  1. Làm biên bản kiểm kê quỹ chưa?
  2. Kiểm tra có nghiệp vụ nào chi trả tiền có hóa đơn từ 20 triệu không?
  3. Tồn quỹ có lớn quá? Bất hợp lý không? 

Lưu ý: Chỉ ảnh hưởng về thuế TNDN khi bạn có chi phí lãi vay và tiền mặt ảo.

Tiền gửi 

  1. Đã đối chiếu xác nhận số dư tiền gửi chưa, đối chiếu sổ phụ khớp chưa?
  2. Chi phí chuyển tiền, các phí cà thẻ thanh toán đều có hóa đơn.

Lưu ý: Nhớ lấy về để lưu chứng từ.

Thuế VAT đầu vào 

  1. Đối chiếu số phát sinh tờ khai và số phát sinh nợ TK 133 đã khớp chưa?
  2. Kết chuyển chỉ tiêu 43 có khớp với chỉ tiêu 22 kỳ sau không?
  3. Hóa đơn chứng từ hợp lệ không: Mã số thuế, tên công ty, địa chỉ, thuế suất?
  4. Rà soát điều kiện được khấu trừ đã ổn chưa: hình thức thanh toán đã được chưa?
  5. VAT hàng nhập khẩu đã có chứng từ nộp tiền chưa? 
  6. Bù trừ công nợ có quy định trong hợp đồng hay không (lưu ý trong trường hợp hóa đơn từ 20 triệu đồng)?
  7. Kê khai đúng mẫu chưa? Mẫu 01 hay là Mẫu 02 (dự án đầu tư)?
  8. Phân bổ thuế đầu vào dùng chung cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế. Hạch toán kết chuyển bù trừ đầu vào đầu ra đã đúng chưa?

Tạm ứng 

  1. Đã đối chiếu số dư tạm ứng chưa?
  2. Có số dư tạm ứng nào tồn đọng lâu?
  3. Chứng từ hoàn ứng phù hợp chưa nếu đi công tác cần giấy đi đường hay không?

Hàng tồn kho 

  1. Có hàng tồn kho tồn đọng lâu không phát sinh, hư hỏng không? Có cần phải trích lập dự phòng không?
  2. Cần đối chiếu số liệu bảng nhập xuất tồn có khớp với sổ cái, cân đối phát sinh.
  3. Có biên bản kiểm kê hàng tồn kho không?
  4. Đã xử lý, hạch toán chênh lệch giữa thực tế và sổ sách chưa?
  5. Đã chạy tính giá vốn hằng tháng chưa?

Đối với công ty xây dựng, sản xuất:

  1. Xác định chi phí dở dang đã ổn chưa?
  2. Hàng tồn kho có dữ liệu ảo không?

Tài sản cố định 

  1. Đã có biên bản kiểm kê chưa?
  2. Đã phân bổ khấu hao chưa? Xác định thời gian phân bổ đã phù hợp với TT45 chưa?
  3. Đã xem xét khấu hao, hay VAT, khách hàng đối với xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống.
  4. Chi phí khấu hao tài sản cố định ngừng sử dụng.

Phân loại tài sản?

  1. Khấu hao đối với máy móc không đạt công suất đã được hạch toán đúng chưa?
  2. Kiểm tra lại chi phí xăng dầu xe cố, tài sản đã được chưa? (nếu công ty có xe mà ko phát sinh hóa đơn xăng dầu thì rủi ro thuế cũng có thể bắt bẻ là xe ko dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh)

Công nợ 

  1. Công tác đối chiếu công nợ, rà soát số dư công nợ.
  2. Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, chứng từ hồ sơ kèm theo đúng chưa? 
  3. Bù trừ công nợ đúng quy định chưa? 
  4. Đánh giá công nợ có gốc ngoại tệ. 

Lưu ý: Đối với lãi lỗ từ đánh giá các khoản tiền, khoản phải thu thì không tính thuế TNDN

Lương và các khoản trích theo lương 

  1. Đã hạch toán chi phí lương đầy đủ chưa? 
  2. Hạch toán bảo hiểm, KPCĐ.
  3. Hạch toán thuế TNCN.
  4. Hồ sơ giảm trừ.
  5. Đăng ký mã số thuế cá nhân.
  6. Quy định về thanh toán tiền lương .
  7. Các chứng từ đầy đủ chưa: Chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động…
  8. Các thủ tục lao động khác…

Thuế phải nộp 

  1. Lệ phí môn bài.

Khấu trừ thuế TNCN:

  1. Lũy tiến, toàn phần. 
  2. Lưu ý đặc biệt đối với các nhân không cư trú.
  3. Điều kiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN?
  4. Điều kiện được làm cam kết thuế TNCN theo mẫu 08.
  5. Phát sinh thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn không? 
  6. Có trường hợp nào phải khấu trừ 10% thuế TNCN.

Thuế DN:

  1. Đã hạch toán đầy đủ các khoản truy thu, phạt thuế?
  2. Kê khai thuế đầy đủ chưa?
  3. Kê khai điều chỉnh đã thực hiện đúng quy định chưa?
  4. Đối chiếu số liệu phát sinh tờ khai và hạch toán.
  5. Loại trừ chi phí không hợp lý, hợp lệ (nhập vào mục B4 tờ khai quyết toán).
  6. Tạm nộp thuế đối với hoạt động BĐS,xây lắp vãng lai.
  7. Tạm nộp thuế TNDN đủ.

Vốn 

  1. Vốn điều lệ góp đủ chưa? Đối chiếu quy định của luật DN về góp vốn điều lệ.
  2. Góp vốn ảo dẫn tới tiền mặt lớn, trong khi đó có phát sinh chi phí lãi vay.

>> Rủi ro lãi vay bị loại.

  1. Thuế TNCN đối với giao dịch chuyển nhượng vốn?
  2. Danh sách cổ đông, thành viên góp vốn.

Doanh thu 

  1. Xuất hóa đơn có đúng thời điểm không? 

Lưu ý:

  1. Công ty xây dựng xuất hóa đơn theo thời điểm nghiệm thu.
  2. Xuất hóa đơn hàng bán trả lại.
  3. Hạch toán hàng bị khách trả lại.
  4. Hồ sơ doanh thu đã phù hợp chưa?
  5. Đối chiếu tờ khai với sổ sách.
  6. Chi tiết doanh thu theo lĩnh vực, địa phương theo yêu cầu sếp.
  7. Thuế suất phù hợp với quy định hiện hành không?
  8. Trường hợp nào cần phải đóng dấu bán hàng qua điện thoại?

Chi phí 

  1. Rà soát hóa đơn chứng từ hợp lệ không? Có trích trước chi phí đối với những khoản chi phí đã phát sinh tương ứng với doanh thu. nhưng chưa có hóa đơn (TK 335).Liệt kê các chi phí không hợp lý hợp lệ,lưu lại để dùng sau này.
  2. Chi phí hạch toán đúng kỳ không?

Kết chuyển KQKD cuối kỳ; sử dụng TK 911: Nguyên tắc tài khoản loại 5 trở đi không có số dư.

Báo cáo tài chính 

  1. Lên số liệu báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh phần mềm tự động lên số liệu, công việc của bạn là phải hạch toán đúng, chứng từ ổn chưa, lưu trữ khoa học.
  2. Thuyết minh: chủ yếu là tự làm Lưu chuyển tiền tệ: Phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp: phần mềm không cho các bạn con số chính xác –> Tự làm – Nộp báo cáo cho cơ quan thẩm quyền đúng hạn…

Các vấn đề khác 

  1. Kiểm toán.
  2. Nộp báo cáo cho cơ quan thẩm quyền Phân tích báo cáo tài chính, báo cáo quản trị giúp nhà quản trị đưa ra quyết định.
  3. Cân đối lãi lỗ…

Tạm kết

Lập BCTC sẽ không còn là áp lực nếu kế toán làm đúng trách nhiệm và nắm rõ kiến thức về kế toán cũng như các công việc liên quan khi làm BCTC. Kế toán hãy tận dụng các tiện ích vượt trội của phần mềm kế toán để hỗ trợ cho công việc kiểm tra, đối chiếu, rà soát được nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn. Những đầu mục được nêu ra ở bài viết trên hy vọng có thể giúp các bạn kế toán rà soát hiệu quả chuẩn bị tốt nhất cho việc lập BCTC cuối kỳ.

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan