Ngày đăng: 19/11/2021 – Ngày cập nhật: 19/11/2021
Nguồn: Bùi Vũ Thảo Linh, Facebook, 15-11-2021
1. Phương trình kế toán
Tài sản = Nợ phải trả + vốn chủ sở hữu
2. 9 loại tài khoản kế toán
- Loại 1 + 2: Là Tài sản,Phát sinh tăng ghi Nợ, Phát sinh giảm ghi có, số dư nằm bên NỢ.
- Loại 3 + 4: Là Nguồn vốn, PS tăng ghi Có, PS giảm ghi Nợ, số dư nằm bên CÓ. (Ngược lại loại 1 + 2).
- Loại 5 + 7: Là doanh thu, PS tăng ghi Có, và ghi bên Nợ khi kết chuyển qua 911. KO có số dư.
- Loại 6 + 8: Là chi phí, PS tăng ghi Nợ, và ghi bên có khi kết chuyển qua 911 (Ngựơc lại loại 5 + 7). KHÔNG có số dư.
- Loại 9: Xác định KQKD, Bên nợ 911 là kết chuyển chi phí (Nợ 9../Có 6…,8…) và kết chuyển lãi ( Có 421 ), Bên Có 911 là kết chuyển doanh thu (Nợ 5…, 7…/Có 911) và Kết chuyển lỗ (Nợ 421).
Ngoại lệ:
- TK 229, 214: Ghi nhận ngược lại với loại 1 + 2.
- TK 331, 333,334, 338: Tài khoản lưỡng tính, Có thể có số dư bên Nợ HOẶC bên Có.
- TK 421: có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có, vì có thể lỗ hoặc lãi.
3. Phương pháp theo dõi hàng tồn kho
Kê khai thường xuyên: Theo dõi đầu kỳ, nhập, xuất để xác định cuối kỳ trong kho còn bao nhiêu?
Tồn cuối = Tồn đầu + Nhập – Xuất
Kiểm kê định kỳ: Không theo dõi lượng hàng xuất ra. Chỉ theo dõi đầu kỳ, nhập và cuối kỳ kiểm kho xác định tồn cuối kỳ là bao nhiêu để quy ra xuất bao nhiêu?
Xuất = Tồn đầu + Nhập – Tồn cuối
4. Các phương pháp tính giá xuất kho
- FIFO
- Thực tế đích danh
- Bình quân: bình quân cuối kỳ, bình quân thời điểm (mỗi lần xuất)
5. Nhóm tài khoản cần nhớ
- Nhóm tiền: 111, 112, 113
- Nhóm hàng tồn kho: 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157
- Nhóm TSCD: 211, 212, 213, 214 (khấu hao TSCĐ), 241 (xây dựng cơ bản)
- Ký quỹ, ký cược: 244, 344
- Công nợ: 131, 331, 138, 338
- Thuế: 1331, 333 (33311, 33312, 3333, 3334, 3335)
- Lương: 334
- Vay: 341
- Chi phí trả trước: 242
- Vốn: 411
- Quỹ: 353, 414, 441
- Chi phí sản xuất: 621, 622, 627
- Giá thành, giá vốn: 631, 632
- Doanh thu: 511, 515, 711
- Chi phí công ty: 635, 641, 642, 811