1. Trang chủ
  2. Kế toán, thuế (2)
  3. Kinh nghiệm quyết toán thuế
  4. Các điểm cần chú ý khi phát sinh lợi nhuận chưa phân phối

Các điểm cần chú ý khi phát sinh lợi nhuận chưa phân phối

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 13/05/2022 – Ngày cập nhật: 27/05/2022

Nguồn: Facebook, Bùi Vũ Thảo Linh

Bạn biết không đa số kế toán khi làm ở doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần vừa và nhỏ   khi hoàn thành xong BCTC thì nghĩ là xong trách nhiệm. Đặc biệt với những doanh nghiệp  có lợi nhuận chưa phân phối. Và thông thường sẽ có những câu hỏi chợt có trong đầu chúng ta nhưng bị gạt sang 1 bên như: 

  • Doanh nghiệp phát sinh có 421 vậy có chia lãi hay để lại?
  • Nếu chia thì có phải tính thuế TNCN của chủ sở hữu doanh nghiệp hay người góp vốn hay không?

Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt lại thành những lưu ý và lấy ví dụ cụ thể giúp bạn hình dung rõ hơn cách xử lý khi phát sinh lợi nhuận chưa phân phối. 

Lưu ý:

1.Căn cứ điều 10 – TT 111/2013/TT-BTC TNCN thì TNCN từ đầu tư vốn được tính 5% trên tổng số thu nhập được chi trả.

2. Đơn vị chi trả có trách nhiệm khấu trừ thuế trước khi trả cho cổ đông và kê khai vào mẫu 06KK/TNCN. Thuế về đầu tư vốn chỉ kê khai và khấu trừ một lần, không cần quyết toán.

3. Trường hợp lợi tức được ghi tăng vốn góp ( không chi trả ) thì thuế TNCN được tính khi cá nhân đó chuyển nhượng vốn hoặc rút vốn.

4. Công ty TNHH MTV và Doanh nghiệp tư nhân, khi cá nhân rút lợi nhuận để chi dùng, hoặc tăng vốn, không chịu thuế TNCN.

5. Trong điều lệ hoạt động của các doanh nghiệp bạn nên nói rõ : Cuối mỗi năm tài chính bộ phận kế toán phải lập báo cáo tài chính năm chuyển tới Hội đồng thành viên ( đối với công ty TNHH ); đại hội đồng cổ đông ( đối với công ty cổ phần) để thông qua kết quả hoạt động kinh doanh trong năm sau đó căn cứ vào điều lệ để trích tiền nộp thuế TNDN năm, trích lập các quỹ phần còn lại mới chia cho các cổ đông (hoặc các thành viên ) theo tỷ lệ góp vốn ban đầu.

Bước 1: Đầu năm Kết chuyển lợi nhuận chưa phối năm trước

Nợ TK 4212

Có TK 4211=200.000.000đ

Bước 2: Doanh nghiệp bạn có trích lập Quỹ dự phòng

Thông tư 133

Nợ TK 4211

Có TK 418 = 10.000.000

Thông tư 200 

Nợ TK 4211

Có TK 414: 10.000.000

Bước 3:  Xác định lợi tức từ việc đầu tư vốn:

Nợ TK 421

Có TK 3388: 12.000.000

Bước 4: Thuế TNCN của việc chia lợi tức:

Nợ TK 3388

Có TK 3335: 12.000.000 x 5% = 600.000

Bước 5: Nộp thuế TNCN

Nợ TK 3335

Có TK 111= 600.000

Bước 6: Chi lợi tức cho thành viên

Nợ TK 3388

Có TK 111: 12.000.000-600.000= 11.400.000

Bước 7: Số tiền còn lại

(200.000.000đ – 10.000.000-12.000.000) = 178.000.000

Bạn tiếp tục treo bên Có TK 4211=178.000.000

Bước 8: Trường hợp dùng cổ tức góp bổ sung vốn

Nợ TK 3388 

Có TK 411: 12.000,000 x 5% = 600.000 (Thuế TNCN=0).

Khi cá nhân rút vốn, hoặc chuyển nhượng vốn, kế toán cần theo dõi và tính thuế vốn trên phần lợi nhuận ghi tăng vốn này.
 

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Để lại bình luận