Ngày đăng: 26/07/2021 – Ngày cập nhật: 30/07/2021
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01-01-2021 và sẽ thay thế cho Bộ luật Lao động 2012 hiện hành. Dưới đây là những điểm mới đáng chú ý nhất của Bộ luật này.
- Mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh
- Tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ
- Quốc khánh được nghỉ 2 ngày
- Không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ
- Ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử
- Được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi
- Tăng thời giờ làm thêm theo tháng lên 40 giờ
- Thêm trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương
- Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do
- Có thể ủy quyền cho người khác nhận lương
- Khi trả lương qua ngân hàng, người sử dụng lao động phải trả phí mở tài khoản
- Cấm ép người lao động dùng lương để mua hàng hóa, dịch vụ của công ty
- Người lao động có thể được “thưởng” không chỉ bằng tiền
- Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp
- Khi trả lương, doanh nghiệp phải gửi bảng kê chi tiết cho người lao động
- Thay đổi về tiền đền bù khi bị chậm trả lương từ năm 2021
- Không còn quy định lương tối thiểu ngành
- Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 1 năm/lần
- Được ghi nội dung thử việc trong Hợp đồng lao động
- Bổ sung trường hợp về thời gian thử việc
- Không thử việc với Hợp đồng lao động dưới 01 tháng
- Được sử dụng lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi làm ca đêm
- Lao động nam cũng được hỗ trợ chi phí gửi trẻ
- NLĐ đang làm việc không còn được trả tiền nếu chưa nghỉ hết phép
- Thuê trẻ dưới 15 tuổi làm việc phải có giấy khám sức khỏe
- Sử dụng dưới 10 lao động cũng phải có Nội quy lao động
Xem chi tiết tại: Luật Lao động 2019
Nguồn: thuvienphapluat