1. Trang chủ
  2. Kế toán, thuế (2)
  3. Kế toán tiền lương, bảo hiểm, kinh phí công đoàn, thuế TNCN
  4. Cách phân bổ tiền phụ cấp hợp lý để giảm nghĩa vụ đóng BHXH

Cách phân bổ tiền phụ cấp hợp lý để giảm nghĩa vụ đóng BHXH

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 02/12/2021 – Ngày cập nhật: 02/12/2021

Nguồn: Lan Ngọc, Facebook, 12-09-2021

1. Các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc

Kể từ ngày 01/01/2018, các khoản thu nhập của người lao động tính đóng BHXH bắt buộc bao gồm:

  • Tiền lương
  • Phụ cấp (Phụ cấp theo khoản 2 điều a, Thông tư 47/ 2015/TT-BLĐTBXH)
  • Và các khoản bổ sung khác xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
  • Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ

Ví dụ:

  • Phụ cấp chức vụ, chức danh
  • Phụ cấp trách nhiệm
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
  • Phụ cấp thâm niên
  • Phụ cấp khu vực
  • Phụ cấp lưu động
  • Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

2. Các khoản phụ cấp không tính đóng BHXH bắt buộc

Theo quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì các khoản thu nhập của NLĐ không tính đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của NLĐ trong năm 2021 bao gồm 15 khoản thu nhập của NLĐ không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN:

  1. Tiền thưởng theo quy định của Bộ luật lao động;
  2. Tiền thưởng sáng kiến
  3. Tiền ăn giữa ca
  4. Khoản hỗ trợ xăng xe
  5. Khoản hỗ trợ điện thoại
  6. Khoản hỗ trợ đi lại
  7. Khoản hỗ trợ tiền nhà ở
  8. Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ
  9. Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ
  10. Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết
  11. Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn
  12. Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động
  13. Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động
  14. Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp
  15. Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

3. Kết luận

Mức lương cơ bản là khoản thu nhập bắt buộc tham gia BHXH.

Các khoản phụ cấp mang tính chất bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động… cũng là các khoản phụ cấp bắt buộc tham gia BHXH.

Các khoản chế độ và phúc lợi khác cho người lao động mang tính chất hỗ trợ không cố định: Nếu không xác định mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động mà được tính toán dựa trên kết quả làm việc của người lao động theo từng thời kỳ thì không phải đóng bảo hiểm xã hội như: Tiền thưởng quý, năm và tiền lương năng suất, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP đều không phải đóng BHXH bắt buộc.

Ví dụ

Tổng thu nhập tháng 01/2021 là: 10.000.000 đ/tháng. Nhưng mức lương đóng BHXH chỉ với 5.000.000 đ/ tháng. Vậy mức lương đóng BHXH này đã TU N THỦ ĐÚNG LUẬT THEO LUẬT BHXH hay chưa?

Để giải quyết được bài toán này, thì kế toán phải nắm được LUẬT BHXH quy định các khoản thu nhập bắt buộc hoặc không bắt buộc đóng BHXH từ tiền lương tiền công như đã trình bày ở trên

Như vậy căn cứ vào các quy định nêu trên thì phương pháp phân bổ hợp lý với số tiền tham gia BHXH của doanh nghiệp như sau.

Phần thu nhập bắt buộc đóng BHXH

Cách 1: Nhiều DN áp dụng

Mức lương đóng BHXH: 5.000.000đ/tháng => Lương cơ bản cho luôn là: 5.000.000đ/tháng

Cách 2: Cách này thường áp dụng với những DN có mức đóng BHXH cao hơn mức lương tối thiểu vùng, có tính chất độc hại, nguy hiểm, khó khăn, thu hút muốn tách phụ cấp để giảm thuế TNCN phải nộp vì có 1 số khoản phụ cấp bắt buộc đóng BHXH nhưng lại được miễn thuế TNCN.

Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn đóng BHXH với mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ lao động A làm việc tại (Vùng 1) có mức lương tối thiểu vùng là 4.420.000đ và có chức vụ là kế toán : Lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề nên mức lương tối thiểu đóng BHXH đối với lao động A này là 4.729.400 (tăng thêm 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Kế toán có thể cho làm tròn mức lương đóng BHXH = lương cơ bản là 4.730.000 ( ít nhất phải bằng hoặc cao hơn)

Thêm phụ cấp đóng BHXH bắt buộc: Phụ cấp độc hại: 270.000đ/tháng (Không phải DN nào cũng được cho khoản phụ cấp này mà tùy thuộc vào từng ngành nghề có tính chất độc hại thì cho vào mới hợp lý nhé)

Tổng mức đóng BHXH = 4.730.000 + 270.000 = 5.000.000đ (Hoàn toàn hợp lý theo quy định luật BHXH)

Xử lý phần thu nhập không tham gia BHXH

  • Tổng thu nhập = 10.000.000đ
  • Thu nhập đóng BHXH = 5.000.000đ
  • Thu nhập còn lại không tính đóng BHXH = 10.000.000 – 5.000.000 = 5.000.000đ

Phân bổ phần thu nhập này như sau:

1. Phụ cấp ăn ca: 730.000đ/tháng

2. Tiền hỗ trợ xăng xe: 1.800.000đ/tháng

3. Tiền hỗ trợ điện thoại: 1.200.000đ/tháng

4. Phụ cấp trang phục: 400.000đ/tháng

5. Hỗ trợ nhà ở: 870.000đ/tháng

Tổng phụ cấp không tính đóng BHXH = 5.000.000 đ

Cách 2: Không phải tổng thu nhập tháng nào cũng cố định là 10trđ.

Kế toán có thể linh hoạt thay các khoản phụ cấp không tính đóng BHXH bằng lương tăng ca, thưởng doanh số, lương năng suất theo quy chế lương – thưởng của DN cho phù hợp với luật BHXH và tối ưu theo luật thuế TNCN nha cả nhà.

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Để lại bình luận