Ngày đăng: 28/12/2020 – Ngày cập nhật: 21/01/2021
Quản lý nguồn nhân sự tốt (HRM) là điều cần thiết cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin cơ bản về Quản lý nguồn nhân lực, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu những kiến thức cơ bản về Quản trị Nguồn nhân sự.
Quản trị nhân sự là gì?
Quản lý nhân sự hay còn gọi là quản lý nguồn nhân lực (Human Resource Management – HRM) cho một tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị. Người chịu trách nhiệm quản lý nhân sự cần đảm bảo khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp đó; bao gồm cả nhiệm vụ dẫn dắt các hoạt động, thực hiện mục tiêu làm việc đã đề ra, thu hút nhân viên tiềm năng, giữ chân nhân viên giỏi thông qua sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của họ, tạo môi trường làm việc thân thiện, văn minh…
Quản lý nhân sự là công việc quan trọng nhất định phải có trong mọi lĩnh vực, ngành nghề chứ không chỉ riêng gì trong kinh doanh.
7 điều cơ bản khi quản trị nhân sự
Khi chúng ta nói về quản lý Nguồn nhân sự, có một số yếu tố được coi là nền tảng cho các chính sách HRM hiệu quả, 7 điều cơ bản đó là:
- Tuyển dụng và lựa chọn
- Quản lý hiệu suất
- Học tập và phát triển
- Lên kế hoạch dự phòng nhân sự
- Quyền lợi và phúc lợi
- Hệ thống thông tin nguồn nhân lực
- Dữ liệu nhân sự và phân tích
1. Tuyển dụng và lựa chọn
Tuyển dụng và tuyển chọn được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất thể hiện rõ chức năng của bộ phận nhân sự. Người quản lý nhân sự cần thực hiện kế hoạch tuyển dụng bài bản nhằm thu hút và tuyển dụng được các ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp. Nhà quản lý cần lên kế hoạch tuyển dụng và gửi đến nhân viên cấp dưới là các HR nhằm trực tiếp triển khai tuyển dụng. Các ứng viên được tuyển dụng cần đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp. Human Resource Management có thể áp dụng các phương pháp và công cụ khác nhau nhằm tăng hiệu quả và tối ưu chi phí tuyển dụng cho doanh nghiệp.
2. Quản lý hiệu suất
Human Resource Management là người đảm nhận quản lý hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp. Thông thường nhân viên sẽ được giao cho các nhiệm vụ hoặc KPI trong tuần, tháng, quý hoặc năm. Thông qua việc giám sát và quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên, Human Resource Management có thể nắm bắt được quy trình làm việc, từ đó giúp mọi người hoàn thành công việc của mình tốt hơn.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ áp dụng quy trình quản lý hiệu suất theo chu kỳ hàng năm bao gồm việc lập kế hoạch, giám sát, đánh và khen thưởng quá trình làm việc của nhân viên. Thông qua quá trình này ban lãnh đạo có thể đánh giá và phân loại nhân sự theo hiệu suất làm việc cao – thấp hoặc tiềm năng cao – thấp. Quản lý hiệu suất thành công được hình thành từ công sức của cả bộ phận nhân sự, trong đó người quản lý đóng vai trò trực tiếp, là người đứng đầu, dẫn dắt và hỗ trợ toàn bộ bộ phận nhân sự. Thông qua hiệu suất làm việc doanh nghiệp có thể phân loại nhân viên, loại bỏ các nhân sự yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu công việc.
3. Học tập và phát triển
Một trong những chức năng của quản lý nhân sự chính là đào tạo, huấn luyện và phát triển đội ngũ nhân lực trong doanh nghiệp. Thông qua các khóa đào tạo về kỹ năng, chuyên môn, phần mềm,… đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất làm việc, nâng cao năng lực và trình độ. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp sẽ được lên kế hoạch và triển khai bởi bộ phận nhân sự. Nhà quản lý cần lên kế hoạch cụ thể về ngân sách, thời điểm, thời gian và số lượng, đối tượng nhân sự sẽ tham gia vào việc đào tạo, huấn luyện nhân sự.
4. Lên kế hoạch dự phòng nhân sự
Trưởng phòng nhân sự tại các công ty, doanh nghiệp còn cần đảm nhận vai trò lập kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực, phòng trường hợp các nhân viên nghỉ việc đột ngột. Nhất là với các vị trí quản lý, trưởng phòng, ban lãnh đạo trong doanh nghiệp, nghỉ việc, quản lý nhân sự cần chuẩn bị phương án dự phòng, chuẩn bị sẵn người thay thế nhằm đảm bảo các hoạt động trong doanh nghiệp không bị gián đoạn. Nhà quản lý cần dự phòng nguồn ứng viên chất lượng, nhằm bù lấp các khoảng trống, vị trí cấp cao trong doanh nghiệp.
5. Quyền lợi và phúc lợi
Quản lý nhân sự còn cần công bằng trong việc phân bổ quyền lợi và phúc lợi cho đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp. Lương và thưởng công bằng chính là chìa khóa giúp giữ chân và tạo động lực cống hiến, trung thành cho nhân viên. Thông qua việc quản lý hiệu suất làm việc, trưởng bộ phận nhân sự cần thực hiện các đề xuất khen thưởng xứng đáng cho nhân viên.
6. Hệ thống thông tin nguồn nhân lực
Nhà quản lý cần có nắm bắt đầy đủ và cập nhật hệ thống thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Thông qua các công cụ và giải pháp quản lý nhân sự thông minh, bộ phận nhân sự có thể lưu trữ, giám sát và đánh giá nhân viên một cách nhanh chóng và dễ dàng. Nhờ nắm bắt đầy đủ thông tin về nhân sự trong doanh nghiệp, nhà quản lý có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân lực, từ đó đưa ra các phương án và chiến lược thay đổi phù hợp.
7. Dữ liệu nhân sự và phân tích
Thời đại 4.0 cùng xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp và mô hình văn phòng số mang đến nhiều tiện ích trong công tác quản lý nhân sự. Thông qua các phần mềm lưu trữ và phân tích thông tin, dữ liệu nhân sự chuyên dụng, nhà quản lý có thể giám sát và đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi. Không những thế các dữ liệu này còn giúp nhà quản lý đưa ra các chiến lược đúng đắn và mang đến hiệu quả hơn, nhờ các số liệu được phân tích thông minh.