Kinh nghiệm rút ra sau khi quyết toán thuế

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Nguồn: Sưu tầm

Quyết toán thuế là một công việc khó khăn và phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều quy định pháp luật, quản lý chặt chẽ các chứng từ, chi phí, hóa đơn, và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình quyết toán. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm rút ra sau khi quyết toán thuế, nhằm giúp các bạn có thể thực hiện công việc này một cách hiệu quả và an toàn. Lưu ý, các nội dung này được rút ra từ kinh nghiệm thực tế của cá nhân nên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà có những cách xử lý khác nhau.

Kế toán nên lưu ý 8 điều sau khi thực hiện quyết toán thuế.

Thứ nhất

Khi hạch toán kế toán nên phân loại sẵn những cái nào hợp lý và không hợp lý và khai quyết toán chỉ cần tiến hành bước loại số chi phí không hợp lý.

Thứ hai

Nên  sử dụng 1 tài khoản 642A để hạch toán tất cả các khoản chi phí không có hóa đơn hoặc hóa đơn không dùng được. Đây là các chi phí chắc chắn sẽ bị loại. 

Thứ ba

Ngoài tài khoản 642B bạn nên dùng thêm tài khoản 642B để hạch toán các chi phí nhạy cảm (nghĩa là chi phí hợp lý nhưng phải có điều kiện. Ví dụ: Tiền phòng công tác, tiền tiếp khách…). Những khoản chi này phải có kèm theo như giấy đi đường, quyết định công tác… Ngày trước do bị khống chế, nên thường phân loại ra sẵn để tiện kiểm tra, nhưng nay không còn bị khống chế nữa, nhưng các bạn vẫn phân loại để dễ quản lý.

Thứ tư

Nếu bạn nào cẩn thận thì khi hạch toán khoản chi nào không có hóa đơn nên ghi rõ ra “Chi… không có hóa đơn”, hoặc “Chi… có hóa đơn nhưng không hợp lệ”, để lỡ khi hạch toán nhầm tài khoản thì khi cuối năm làm BCTC cũng dễ nhận thấy rồi chỉnh sửa. Khi Thuế kiểm tra sẽ không phải hỏi lại. 

Thứ năm

Hóa đơn trên 20 triệu thì phải chuyển khoản, chắc điều này kế toán nào cũng đã biết. Ở đây, chỉ nói thêm là khi thanh toán các hóa đơn này, các bạn cần photo thêm Ủy nhiệm chi thanh toán kẹp chung vào hóa đơn hoặc là ghi chú lại ngày thanh toán hóa đơn.Tùy theo mỗi người có một cách riêng, để khi thuế hỏi Uỷ nhiệm chi thanh toán cho hóa đơn trên 20 triệu là có để đưa ra.

Thứ sáu

Hóa đơn đầu vào bạn đục lỗ (được phép đục lỗ), đóng bìa thành cuốn theo từng tháng hay từng quý, sắp xếp theo thứ tự như trên tờ khai GTGT. Khi bạn tìm một tờ hóa đơn ở dòng số mấy trên tờ khai thuế, thì đếm số tờ hóa đơn sẽ ra ngay. Đục lỗ các tờ khai thuế GTGT vào đó. Một cuốn là một tháng hay một quý còn tùy vào số lượng hóa đơn nhiều hay ít. Nếu là một quý một bìa thì lưu cả tờ khai tình hình sử dụng hóa đơn, tờ khai Thuế TNCN, tờ khai TNDN tạm tính vào. Quý nào có tờ khai quý đó.

>>> Xem thêm: Báo cáo thuế là gì? Loại báo cáo và thời hạn nộp báo cáo thuế

Thứ 7

Bạn không nên tự làm khó mình bởi hình thức trên hóa đơn. Các bạn hay đặt các câu hỏi như viết thế này được không? Thiếu chữ này được không? Viết tắt như vậy có bị sao không? Và nhiều câu hỏi khác mà thuế thường hay không để ý đến. Chỉ cần hóa đơn không sai quá nghiêm trọng, còn thiếu một dấu chấm, dấu phẩy, sai một con chữ ít ai ngồi kiểm từng từ từng chữ để bắt lỗi các bạn. Thuế họ thường làm việc trên file mềm trước (chính là bảng kê đầu vào) khi nào có nghi vấn gì đó, thì họ mới tiến hành kiểm tra hóa đơn gốc.

Thứ 8

Khi công ty bạn có đi vay vốn ngân hàng, tuyệt đối không được để tiền mặt tồn quỹ cao, nhất là tại các thời điểm ngân hàng giải ngân. Nếu tiền mặt tồn quỹ quá cao (trên giấy tờ, trên thực tế là công ty không có tiền thì mới phải đi vay) thì các bạn phải làm phiếu chi để chi ra bớt. 

Ví dụ: Chi phí marketing không có hóa đơn, chi tiếp khách… không có hóa đơn. Mục đích là để giảm quỹ nhưng phải hợp lý và ghi rõ không có hóa đơn, để sau này biết mà loại ra khi quyết toán thuế.

Trên đây là những chia sẻ về một số kinh nghiệm rút ra sau khi quyết toán thuế, nhằm giúp các bạn có thể thực hiện công việc này một cách hiệu quả và chính xác hơn. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho các bạn trong quá trình quyết toán thuế của mình.